A.TÊN SÁCH ( TÊN CHỦ ĐỀ)
Cuốn
sách: “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”.
B.
TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI GIỚI THIỆU
1.
Phần mở đầu
Ngày
21/12, hòa chung không khí kỉ niệm ngày 22.12 - Ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam, thư viện trường THCS Tân Thủy giới thiệu đến toàn thể bạn đọc nhà
trường cuốn sách "Nhật kí Đặng Thùy Trâm".
Cách đây vừa tròn 79 năm, theo Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành
lập. Tham dự Lễ tuyên thệ thành lập Đội Tuyên truyền giải phóng quân tại khu
rừng giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) có 34
chiến sĩ, được chia thành 03 tiểu đội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì buổi
thành lập và thay mặt Đoàn thể đọc diễn văn tuyên bố thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân.
Trải qua hơn 6 thập kỷ,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, quân đội ta đã không
ngừng lớn mạnh và cùng nhân dân ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng vô
cùng anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang: đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
xâm lược giành độc lập dân tộc, đưa nhân dân ta từ nô lệ, thuộc địa, trở thành
người làm chủ một đất nước độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội với mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hoà chung với không khí thiêng liêng chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam. Chi đội …Thư viện trường THCS Tân Thủy xin trân trọng giới thiệu đến
quý thầy cô cùng các bạn một cuốn sách - cuốn nhật kí thời chiến của một chiến
sĩ- bác sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của rất nhiều
độc giả, ở mọi lứa tuổi. Cuốn sách đặc biệt của tháng có một cái tên đặc
biệt ý nghĩa: “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”.

2. Phần nội dung
Chủ
nhân của cuốn nhật kí không ai khác, chính là liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Chị sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Tốt
nghiệp đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở
chiến trường B. Sau ba tháng hành quân vào đến Quảng Ngãi, ở đó chị được phân
công về phụ trách bệnh viện.
Tuy không phải là nhà văn nổi tiếng, nhưng
với cách viết nhật kí mộc mạc, chân thành chị đã khiến cho người đọc như được
quay ngược lại thời gian, trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác
liệt. Những trang nhật kí của chị giống như một
cuốn phim quay chậm trước mắt chúng ta
bao đau thương, mất mát, khó khăn gian khổ khiến người đọc không khỏi xúc động
nghẹn ngào. Không những thế, những dòng nhật kí ngắn gọn mà tha thiết, chứa
đựng toàn bộ ý chí bất khuất, kiên cường của người con gái vốn được sinh ra nơi
chốn đô thành vậy mà phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Cuốn nhật kí đã được khép lại vào ngày 20 tháng 6 năm 1970. Bởi hai ngày sau đó
chị đã anh dũng hy sinh trong một trận càn của địch.
Với
322 trang sách, Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc và
thấm thía nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh. Chị khao khát đến
cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc Nam để được về với mẹ, về với Thủ đô
thân yêu. Những dòng tâm sự của chị làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi
chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hy sinh của
họ.
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã trở thành cuốn
sách nổi tiếng, không chỉ được tác giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng
sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu Tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh
hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang
nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chính những
dòng tâm sự đó làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta là thế hệ
mai sau phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hi sinh mất mát của họ. Cuốn
sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” một Nữ Bác sĩ, một cây bút không chuyên đã thu
hút bạn đọc, không phải vì tài văn chương mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ
cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí, đồng
đội và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc. Chúng ta là những thế hệ con cháu được
thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập. Được sống, học tập và rèn luyện dưới mái
trường thân thiện của xã hội chủ nghĩa, thì những dòng nhật ký kể trên rất có ý
nghĩa, nó như một động lực thúc đẩy chúng ta phải cố gắng thật nhiều để đền
đáplại công lao mà các thế hệ đi trước đã đem lại cho chúng ta.
3.
Phần kết thúc
Hôm
nay, khi đất nước ta đã hoà bình, độc lập, nhân dân Việt nam luôn ghi nhớ, biết
ơn công lao to lớn của thế hệ cha anh, những chiến sĩ đã anh dũng hi sinh như
những người đồng chí như chị.
“Nhật
kí Đặng Thùy Trâm” sẽ là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý
giá mà những học sinh trường THCS Tân Thủy và thế hệ trẻ của chúng ta không thể
không đọc.
Mời
các bạn tìm đọc “Nhật kí Đặng Thùy Trâm"!