2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh
răng miệng:
Cho đến nay, bệnh răng miệng thường
gặp nhất ở lứa tuổi học sinh đặc biệt là trẻ mầm non đó là bệnh sâu
răng. Bệnh sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng làm răng
bị hỏng do:
- Vi khuẩn trong miệng làm lên men thức
ăn dính ở răng gây sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Ăn uống không đủ chất, ăn nhiều đồ ngọt,
uống các loại nước có ga, nước ép hoa quả có chứa nhiều acid...
- Các thuốc dùng cho trẻ em như kháng
sinh, vitamin, si rô ho...
- Thiếu dinh dưỡng trong quá
trình mang thai của người mẹ, trẻ sinh thiếu tháng.
3. Tác hại của bệnh răng miệng:
Khi bị sâu răng sẽ làm cho trẻ đau đớn,
biếng ăn, mất ngủ, sút cân. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến
viêm tủy răng, nhiễm trùng răng và gây đau nhức.
4.
Cách phòng tránh:
- Trẻ phải được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng ngay từ khi mang thai.
-
Khám định kỳ răng miệng 3 tháng một lần.
-
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng, tối. Thực
hiện chải răng đúng cách.
- Chọn những thức ăn giàu canxi, vitamin D tốt cho răng như tôm, cua, rau củ
quả, sữa...
- Tránh ăn quà vặt, đặc biệt là các món có lượng đường cao như
nước ngọt, xirô, bánh kẹo. Không ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua,
quá cứng sẽ làm yếu và hỏng men răng. Nên hạn chế dùng các món ăn có độ
dẻo vì chúng rất dễ bám quanh răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Nên súc miệng sau khi ăn uống đồ ngọt.
-
Dùng thuốc đánh răng có Fluor, súc miệng bằng nước Fluor để phòng chống
sâu răng. Fluor có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ
với vi khuẩn tốt hơn.