1. Nguyên nhân gây ngộ độc:
Nguyên
nhân gây ngộ độc rất đa dạng nhưng có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau: Ngộ độc thực phẩm do
ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng;
do nấm mốc và nấm men.
Ngộ độc thực phẩm do
thức ăn bị biến chất, ôi thiu.
Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học.
2. Các biểu hiện ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn hay uống
một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một
ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi
nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể
không sốt hoặc sốt cao trên 38°C.
3. Những điều cần chú ý để phòng chống ngộ độc thực phẩm
Rửa tay trước khi ăn.
Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết
bị tinh lọc.
Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt
sống, chín nhuộm màu khác thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh,
kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.
Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả
tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước
sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn
nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và
da cóc, cá nóc, ...).
Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại:
Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải
khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước
đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.
Phòng vi khuẩn nhân lên trong diều kiện môi trường: thức
ăn chín để qua bữa quá giờ nêu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải
được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.
Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt
quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, dũa, thìa, que
gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa dược làm sạch; bàn tay, trang phục
của người bán hàng trực tiếp bị bẩn...
Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất,
đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.
Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn
nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở
mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có
mái che).

•
Tuân thủ 10 nguyên tắc vàng để tránh ngộ độc thực phẩm:
Nguyên tắc 1.
Chọn thực phẩm an
toàn. Chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sổng phải được ngâm và rửa kỹ băng nước
sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông
đá lại là kém an toàn.
Nẹuyên tắc 2.
Nấu chín kỹ thức ăn.
Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt
tới trên 70°c.
Nguyên tắc 3.
Ăn ngay sau khi nấu.
Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
Nguyên tắc 4.
Bảo quản cẩn thận
các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ
liên tục nóng trên 60°c hoặc lạnh dưới 10°c. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng
lại.
Nẹuyên tắc 5.
Nấu lại thức ăn thật
kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
Nguyên tắc 6.
Tránh ô nhiễm chéo
giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị
nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề
mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
Nguyên tắc 7.
Rửa tay sạch trước
khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị
nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi
chế biến thức ăn.
Nguyên tắc 8.
Giữ sạch các bề mặt
chế biến thức ãn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế
biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước
sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 9.
Che đậy thực phẩm để
tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín,
chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bào vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng che đậy
thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
Nguyên tắc 10.
Sử dụng nguồn nước
sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh,
hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu
thửc ăn cho trẻ nhỏ.
Trên đây là nội dung
phổ biến những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện an toàn thực phẩm. Mong
các em, thầy cô hãy chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực
phẩm nói trên để đàm bảo đón một cái tết nguyên đán thật vui vè, lành mạnh, an
toàn.
Tân Thủy, ngày 15 tháng 01 năm 2025