Chương trình phát thanh măng non của Liên đội trường THCS Tân Thủy xin thân ái kính chào quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn!
Xin kính mời quý thầy cô giáo và các bạn cùng nghe buổi phát thanh măng non hôm nay với nội dung: Tháng 2 sôi nổi hoạt động học tập với chủ điểm “Em là mầm non của Đảng”.
Bài phát thanh
măng non của chúng ta có 2 phần:
Phần 1: Điểm tin liên đội.
Phần 2: Chuyên mục
Trong buổi phát thanh hôm nay, mời các bạn
cùng Măng Non chúng mình đến với phần “Điểm tin liên đội”.
I. ĐIỂM TIN LIÊN ĐỘI:
Trong tháng 1 vừa qua, Liên đội tổ chức các hoạt động tuyên truyền 68 năm ngày truyền thống học sinh
sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2018) đến toàn bộ các bạn đội viên trong
Liên đội bằng các hình thức thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, thông qua
chương trình phát thanh măng non của Liên đội, thông qua các giờ sinh hoạt lớp
nhằm giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, truyền thống hào hùng của dân tộc,
của nhân dân ta.
Tổ
chức Lễ trưởng thành cho 102 đội viên lớn tuổi, tiến hành công nhận 102 đội
viên trưởng thành là Hội viên hội LHTN Việt Nam.
Tham gia hội thi NCKH cấp
Tỉnh hai bạn Dương Đăng Hậu và Dương Thị Thùy Linh tiếp tục mang vinh quang về
cho trường khi dành được giải nhì tại hội thi.
Tham gia hội thi OTE cấp
huyện hai bạn Nguyễn Thị Khánh Trang và em Nguyễn Thị Thu Uyên đạt 2 giải ba.
Đã tiến hành làm lễ sơ kết công tác đội học kỳ 1
cho toàn thể các bạn đội viên, đánh giá công tác Đội trong học kỳ 1, xếp loại
thi đua của các chi đội, kết quả có 5/11 chi đội đạt danh hiệu chi đội Vững
mạnh xuất sắc, 2 chi đội xuất sắc được khen trong các phong trào hoạt động bề
nổi của Liên đội.
Bên
cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn có một số bạn chưa có ý thức rèn luyện,
còn vi phạm nội quy của lớp, của trường, những bạn này đã được lớp phê bình
kiểm điểm, mong rằng trong thời gian tới các bạn sẽ tiến bộ hơn.
Phần “Điểm tin liên đội” của chúng mình đến đây là hết rồi. Măng
Non xin cùng các bạn đến phần “Chuyên mục”!
II. CHUYÊN MỤC:
Các bạn thân mến!
Ở
phần đầu của “Chuyên mục” chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ATGT nhé.
Hiện
nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các
nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi
nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao
thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho
gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn
tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao
thông, nhiều nhất là xe máy . Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, số vụ
tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần.
Là
học sinh, những công dân tương lai của đất nước chúng ta phải có những
suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông? Đó là:
+
Thực hiện nghiêm chỉnh “ Cổng trường An toàn giao thông”; sắp hàng trật tự khi
ra về.
+
Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi
người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao
thông.
+
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy, xe đạp điện, không đi hàng hai, hàng ba, lạng lách, đánh võng trên
đường đi, đi đúng phần đường của mình.
+
Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật
và trẻ em qua đường đúng quy định.
+
Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình thực hiện
nghiêm chỉnh “Cổng trường An toàn giao thông”; tham gia các hoạt động
tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao
thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an
toàn giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người
mỗi gia đình và toàn xã hội.
Chúc các bạn luôn an toàn trên mọi tuyến đường và là những tuyên truyền viên
tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tiếp theo phần “Chuyên mục” chúng ta
hãy cùng tìm hiểu về phòng chống cháy nổ, cấm đốt pháo nhé.
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyên, buôn bán, đốt
pháo. Vậy nên trong
chương trình phát thanh măng non hôm nay măng non sẽ cùng các bạn tìm hiểu về
một số quy định của pháp luật về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán đốt pháo nhé!
Các bạn có
biết rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo quy định
như thế nào không? Theo Điều 4, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng
pháo quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Sản xuất, mua
bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại
pháo nổ, thuốc pháo nổ.
- Sản xuất, mua
bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại
pháo hoa, thuốc pháo hoa.
- Mua bán, tàng
trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân
dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái
phép pháo, thuốc pháo.
- Sử dụng súng,
dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
Và chắc hẳn
các bạn chưa biết những người có hành vi sử dụng trái phép pháo bị truy cứu
trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào phải không? À theo Thông tư liên tịch số
06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 của liên Bộ Công an, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái
phép pháo nổ và thuốc pháo:
1. Người nào đốt
pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ Luật Hình
sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
- Đốt pháo ở nơi
công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;
- Đốt pháo nổ ném
ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ
trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;
- Đốt pháo nổ gây
thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;
- Đốt pháo nổ với
số lượng tương đương từ 1kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương
từ 0,1kg đến dưới 0,5kg đối với thuốc pháo;
- Đốt pháo với số
lượng lớn dưới 1kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1kg đối với thuốc pháo và đã bị
xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị
xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội "Gây
rối trật tự công cộng" theo
khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt
tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi
sau đây:
- Đã bị kết án về
tội "Gây rối trật tự công cộng";
- Lôi kéo, kích
động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;
- Cản trở; hành
hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác
ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;
- Đốt pháo nổ với
số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ
0,5 kg thuốc pháo trở lên.
3. Người nào đốt
pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự
công cộng” theo Điều 245 Bộ
luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội
danh khác quy định trong Bộ luật Hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
Người có hành vi sản xuất, chiếm đoạt pháo nổ,
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc
pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Có bạn nào
trong số chúng ta còn nhớ? Theo như những thông tin mình biết
đó là Theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày
25/12/2008 của liên Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản
xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo:
1. Người nào sản
xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
"Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ" theo điều 232 Bộ luật Hình sự;
2. Người nào mua
bán trái phép pháo nổ qua biên giới thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
"Buôn lậu" theo điều 153 Bộ luật Hình sự;
3. Người nào vận
chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội "Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới" theo điều 154 Bộ luật Hình sự;
4. Người nào có
hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn
bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Buôn bán
hàng cấm” theo quy định tại
điều 155 Bộ luật Hình sự.
Đối với hành
vi sản xuất, chiếm đoạt pháo nổ, chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo với số lượng như
thế nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 232 Bộ
Luật Hình sự "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội như sau:
- Người sản xuất
hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng
từ 1kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm. Nếu vận chuyển, mua
bán trái phép qua biên giới, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;
- Người sản xuất
hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 30kg đến dưới 90kg; thuốc pháo có
số lượng từ 15kg đến dưới 75kg, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;
- Người sản xuất
hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 90kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có
số lượng từ 75kg đến dưới 200kg, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
- Người sản xuất
hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 300kg trở lên; thuốc pháo có số
lượng từ 200 kg trở lên, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Còn
rất rất nhiều những quy định của pháp luật nhưng mình và các bạn chỉ tìm hiểu
được một vài quy định về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán chất nổ, đốt và thả đèn trời nhưng nó cũng đủ để cho chúng ta thấy tác hại
của nó như thế nào phải không nào? Chúng mình hãy cùng nhau tuyên truyền cho
mọi người thân xung quanh chúng mình về việc không sử dụng, không tàng trữ,
không buôn bán các chất nổ, không đốt và thả đèn trời. Chúng mình hãy vì gia
đình vì cộng đồng cùng nhau thực hiện tốt pháp luật của nhà nước nhé!
Nếu các bạn phát hiện người nào có
hành vi buôn bán, đốt pháo hãy báo ngay cho bố mẹ hay các chú công an xã của
chúng mình, như vậy là các bạn đã góp sức mình giữ gìn trật tự an ninh nơi
chúng ta đang sống rồi đấy.
Các bạn thân mến, chương
trình phát thanh măng non của chúng mình
đến đây là hết rồi. Cám ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã chú ý theo
dõi. Xin chào và hẹn gặp lại!