THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 21
Số lượt truy cập: 5691384
QUẢNG CÁO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 9/2019 11/9/2019 4:02:37 PM
Xin chào tất cả các bạn! Đội tuyên truyền măng non rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non ngày hôm nay. Các bạn thân mến, trong những tuần đầu của tháng 9, toàn liên đội chúng ta đã thực hiện tương đối tốt kế hoạch hoạt động của Liên đội đề ra như: Vệ sinh trường lớp khá sạch sẽ, công trình măng non được tu bổ và chăm sóc kịp thời, thực hiện tốt tư cách đội viên, nề nếp các lớp khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số bạn đội viên chưa thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội như: ăn mặc không đúng quy định khi đến lớp, một số bồn hoa vẫn còn rác, khu vực vệ sinh của một số lớp vẫn chưa sạch, đặc biệt là phía trước cổng trường. Đội Măng non hy vọng rằng, sang tháng này các bạn sẽ thực hiện tốt hơn nhé.

Các bạn thân mến!

Chương trình phát thanh hôm nay với chủ đề:

 TỪ BỎ THÓI QUEN SỬ DỤNG TÚI NILON VÀ RÁC THẢI NHỰA

        Như chúng ta đã biết, Túi nilon và rác thải nhựa đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon và rác thải nhựa được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

        Theo thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon hay rác thải nhựa/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ, chai nước... Như vậy hàng triệu túi nilon và rác thải nhựa được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.

Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon và rác thải nhựa tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.

         Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Các bạn biết không? Nếu túi nilon hay rác thải nhựa bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

       Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon hay đồ làm bằng nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon và rác thải nhựa được làm từ dầu mỏ, khí đốt nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon và rác thải nhựa, các bạn cần tuyên truyền và  hạn chế sử dụng túi nilon thông thường  bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Hạn chế sử dụng những đồ làm bằng nhựa như sử dụng chai nhựa, ca nhựa, bao bọc sách vở bằng bao bóng… Sau khi sử dụng xong túi nilon và đồ làm bằng nhựa, không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon và các rác thải nhựa để công ty môi trường thu gom và tiêu huỷ theo quy định.

Các bạn thân mến! Các bạn vừa nghe xong chương trình phát thanh măng non của Liên đội trường THCS Tân Thủy.

     Chương trình phát thanh măng non đến đây là hết rồi. Xin chào và hẹn gặp lại.



BBT PTMN
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Mai Thị Hương Thơm
Mai Thị Hương Thơm
Hiệu trưởng
ĐT: 0825135567
Nguyễn Văn Hiệu
Nguyễn Văn Hiệu
Phó hiệu trưởng
ĐT: 0918848423
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS TÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3959069 - Email: thcstanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com