THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 26
Số lượt truy cập: 5696045
QUẢNG CÁO
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12/2019 CHỦ ĐỀ: KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM 22/12 TÁC PHẨM GIỚI THIỆU: “SỐNG NHƯ ANH” 12/16/2019 10:47:06 AM
Các em thân mến ! Hoà chung với không khí kỉ niệm75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2019 và để các bạn hiểu hơn về sự hy sinh mất mát dành lại độc lập đó, hôm nay thư¬ viện tr¬ường THCS Tân Thủy xin giới thiệu chân dung một anh hùng đất Quảng. Anh đã sống và hy sinh như thế nào, cuộc đời anh đã hiến dâng gì cho đất nư¬ớc. Chính vì lẽ đó Thư¬ viện xin giới thiệu cuốn sách có tựa đề “Sống như¬ Anh” của Phan Thị Quyên kể -Trần Đình Vân ghi. Cuốn sách dày 192tr; khổ 10,2cm x 15,2cm do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2000. Tác phẩm “Sống như¬ anh” là câu chuyện cảm động về anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do chị Quyên, vợ anh kể lại. Đây là thể loại truyện ký nên các chi tiết trong truyện hoàn toàn chân thật, không hề hư¬ cấu.

Anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Khi lớn lên, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, anh đã giác ngộ và tự nguyện xin vào hoạt động cách mạng với mong muốn là đấu tranh cho nền hoà bình của dân tộc, bởi hơn ai hết, chiến tranh-đối với anh là nỗi kinh hoàng và đau thương nhất đem đến cho dân tộc Việt Nam. Anh luôn nghĩ rằng, phải chiến đấu với kẻ thù thật quyết liệt, dù phải hy sinh cả mạng sống mới mong giành được hoà bình cho Tổ Quốc Việt Nam. Lý tưởng sống ấy của anh đã gợi cho chúng ta rất nhiều bài học, nhưng có lẽ bài học chủ yếu của “Sống như Anh” là bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước cao cả; cái đẹp chủ yếu của “Sống như Anh” là cuộc đời của người anh hùng được kể và ghi lại bằng một hình thức nghệ thuật hết sức giản dị và vô cùng xúc động. Hơn nữa, về mặt ngôn ngữ, trong “Sống như Anh” còn là bài học về ý thức và mức độ. Ở đây không một cái gì có thể xem là thừa, là lạm dụng, tất cả chỉ vừa đủ để ta biết được, cảm nhận được, tuyệt nhiên không giải thích hay lý giải dài dòng. Như tác giả Đào Thản đã viết: “Bức tranh xã hội và đấu tranh cách mạng trong “Sống như Anh” rộng lớn, đầy ánh sáng và màu sắc, là thiên anh hùng ca. Và tình ca thời đại tuyệt diệu ấy chỉ gói ghém vỏn vẹn trong hơn hai trăm trang sách. Hết sức tiết kiệm ngôn ngữ, nói ít mà ý nhiều, gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu xa và dạy ta nhiều bài học lớn, đó chính là đặc điểm quý giá nhất của hình thức ngôn ngữ tác phẩm. Đọc xong “Sống như Anh”, ta thấy còn khao khát đọc nữa; đọc đi đọc lại vẫn thấy hấp dẫn như mới, vẫn tìm thêm được những cái hay".

Sống như Anh” một tác phẩm mà theo nhà thơ Tố Hữu "... Nếu chỉ kể riêng về anh Nguyễn Văn Trỗi thôi quyển sách cũng đủ đẹp, bởi vì nó rất thực, nó cho chúng ta hiểu được con người ấy đã sống, suy nghĩ và hành động như thế nào đối với kẻ địch, yêu thương như thế nào đối với đồng chí mình, giai cấp mình.Nhưng quyển truyện không chỉ nói về anh. Chúng ta mong tìm thấy trong truyện này không phải chỉ là con người, chỉ là câu chuyện về một con người; một cá nhân, dù cho cá nhân đó anh dũng đến mức nào, đẹp đẽ đến mức nào. Điều chúng ta muốn biết nhiều hơn là cái gì đã tạo ra con người ấy. Nếu nói về một con người, chúng ta muốn hiểu con người đó sống và suy nghĩ như thế nào đã đành, chúng ta lại muốn hiểu con người ấy tìm thấy sức mạnh của mình ở chỗ nào, và đây mới là điều quan trọng hơn cả. Chúng ta muốn hiểu tập thể anh hùng nào đã đẻ ra những cá nhân anh hùng. Thật ra, không bao giờ chúng ta hiểu được một con người thật là anh hùng nếu chỉ biết riêng người đó. Người anh hùng, người anh hùng mới của thời đại chúng ta chỉ có thể có trong những tập thể vĩ đại. Bởi vì chủ nghĩa anh hùng của chúng ta là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa anh hùng quần chúng. Và cũng chỉ có chủ nghĩa anh hùng đó mới có giá trị lớn, có sức chiến đấu, có sức chiến thắng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh cách mạng của chúng ta là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp ấy đầy đau thương, hy sinh gian khổ nhưng nhất định thắng và thực tế là đang thắng. Cho nên chúng ta muốn tìm thấy hình dáng những con người quần chúng trong thực tế đang chiến thắng và nhất định chiến thắng.....", . "Sống như Anh" thật là một thiên anh hùng ca lớn, một bài ca lớn của dân tộc ta, của đồng bào miền Nam, trong thời đại hiện nay, thời đại cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là chống đế quốc Mỹ. Nó sẽ góp phần không nhỏ cắt nghĩa thêm cho chúng ta và cắt nghĩa thêm cho những ai chưa hiểu vì sao chúng ta dám đánh và có thể đánh thắng đế quốc Mỹ, như chúng ta đã giành được thắng lợi hiện nay

Con người Nguyễn Văn Trỗi luôn luôn có thái độ anh hùng, bình tĩnh và cũng rất thông minh trong mọi trường hợp phải đối phó với những thủ đoạn tàn ác cũng như lừa bịp mua chuộc của kẻ thù. Con người đó luôn luôn biểu lộ một phẩm chất đặc biệt, rất vững vàng, không một lúc nào, cũng không một câu nói nào tỏ ra là người công nhân dũng cảm đó cảm thấy mình đứng thấp hơn kẻ địch, cảm thấy mình bị lỗi lầm, cảm thấy mình có gì hồi tiếc trong cuộc đời chiến đấu của mình. Ngay cả những lúc bị tra tấn, bị đè xuống đất, bị điện giật lăn ra, ngay cả những lúc chân anh bị thương tật không đứng vững nữa, con người đó, trước mắt kẻ địch, lúc nào cũng giữ được một tư thế rất hiên ngang.

Còn theo Tiến sĩ Đặng Thai Mai thì : “Sống như anh là một tác phẩm tốt, một tác phẩm hay. Đọc tập sách không trang nào là không khóc nhưng cũng không trang nào thấy buồn. Đây không những là những giọt nước mắt buồn nản, bi đát. Đây là những giọt nước mắt nồng nàn, chan chứa những tình cảm lành mạnh, tích cực”

"... Bài học chủ yếu của “Sống như Anh” là bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cái đẹp chủ yếu của “Sống như Anh” là cuộc đời của người anh hùng được kể và ghi lại bằng một hình thức nghệ thuật hết sức giản dị và vô cùng xúc động. Các nhà làm công tác phê bình lý luận văn học đã khẳng định điều này.

Bài học bao trùm về sử dụng ngôn ngữ trong “Sống như Anh” còn là ý thức về mức độ. Ở đây không một cái gì có thể xem là thừa, là lạm dụng; tất cả chỉ vừa đủ để ta biết được, cảm được, tuyệt nhiên không giải thích hay thuyết lý dài thêm - dù chỉ là một câu - ngay cả ở những nơi người ta có quyền và thường hay làm như thế. Bức tranh xã hội và đấu tranh cách mạng rộng lớn, đầy ánh sáng và màu sắc, thiên anh hùng ca và tình ca thời đại tuyệt diệu ấy chỉ gói ghém vỏn vẹn trong hơn ba vạn chữ.        Hếtsức tiết kiệm ngôn ngữ, nói ít mà ý nhiều, gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu xa và dạy ta nhiều bài học lớn, đó chính là đặc điểm quý giá nhất của hình thức ngôn ngữ tác phẩm. Đọc xong “Sống như Anh”, ta thấy còn khao khát đọc nữa; đọc đi đọc lại vẫn thấy hấp dẫn như mới, vẫn tìm thêm được những cái hay".

 Các em hãy xem như cuốn sách là cẩm nang về tinh thần dũng cảm đó. Hãy đọc và cảm nhận được tất cả sự bất khuất kiên cường, để thấy được họ là những người vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.

 Sách hiện có tại tủ sách Kim Đồng của thư viện trường THCS Tân Thủy chúng ta với ký hiệu kho là : KĐ/757.

Cuối cùng cô xin chúc các em học tập thật tốt để có kết quả cao trong kỳ thi học kỳ sắp tới.

Hình tượng Nguyễn Văn Trỗi

1atr.jpg

Đào Phi Tân giới thiệu
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Mai Thị Hương Thơm
Mai Thị Hương Thơm
Hiệu trưởng
ĐT: 0825135567
Nguyễn Văn Hiệu
Nguyễn Văn Hiệu
Phó hiệu trưởng
ĐT: 0918848423
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS TÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3959069 - Email: thcstanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com