THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 16
Số lượt truy cập: 5689283
QUẢNG CÁO
BÀI : GIỚI THIỆU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 11/10/2020 2:51:19 PM
Tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục 

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

h22.jpg 

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày kỷ niệm nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, những “người lái đò” đã có công dìu dắt các thế hệ học trò.

Ngày 20/11 hàng năm như một ngày truyền thống của giáo dục Việt Nam. Phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.

Không chỉ vậy, ngày 20/11 còn là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người tâm huyết cả đời với sự nghiệp trồng người, góp phần xây dựng đất nước.

           Kính thưa quý thầy cô giáo! Các em thân mến!

Thầy cô - Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh.Những người thầy, người cô  họ chính là những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở  “ hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng. “ Thầy cô là những chuyến đò chở em đến những bến bờ tương lai” Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.

Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được.Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết.Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ,cả những tri thức cả đời của mình.

Người Việt ta từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu học, “Tôn sư trọng đạo” vô cùng quý báu. Đến ngày hôm nay, truyền thống ấy vẫn được nhân dân và bao thế hệ học trò giữ gìn và phát huy. Cuộc đời của mỗi người như một dòng sông chảy xuôi theo dòng thời gian. Dòng sông ấy có êm đềm hay đầy ghềnh thác, sóng gió, dòng sông ấy đưa ta đến đầu nguồn hạnh phúc, bến đò vinh quang hay không chính là nhờ một phần ở những người lái đò thầm lặng. Họ là những người thầy, người cô đã và đang đảm đương sứ mệnh vẻ vang là dạy chữ, dạy người, những người dành cuộc đời mình tận tụy, chắt chiu từng giọt tinh hoa của nhân loại, làm thành mật ngọt tri thức nuôi dưỡng chúng ta trở thành những người có ích cho đời, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của xã hội.

       Vua Lê Thánh Tông giao Thân Nhân Trung soạn một bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu. Bài văn bia có đoạn viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

         Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Nói lên tầm quan trọng của công tác đào tạo, giáo dục thế hệ đời sau mà các thầy cô chúng ta là những người nhận trách nhiệm hàng đầu.

        Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Dạy học là một nghề đặc biệt mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi không chỉ đơn thuần là dạy chữ mà cao hơn là dạy nhân cách, đạo lí-dạy làm người. Chính vì vậy mà giáo dục có một tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

         Kính thưa toàn thể các em học sinh, các thầy cô giáo!

         Nhà giáo nói chung thật xứng đáng nhận lãnh sự tôn vinh của mọi người trong ngày hôm nay cũng như trong tất cả mọi ngày của suốt quá trình lịch sử phát triển văn hóa văn minh của đất nước. Chúng ta có quyền hãnh diện khi học sinh tôn vinh chúng ta qua những bó hoa tươi thắm, qua những lời xưng tụng chân thành, qua những thiệp chúc mừng nhiệt tình, qua tiếng hát lời ca tha thiết… Tôi đã rất xúc động mỗi khi nghe lời hát:

        “Khi thầy viết bảng

          Bụi phấn bay bay

Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng,

Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy ”.

Và: Dẫu đếm hết sao trời đêm nay

   Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,

Nhưng ngàn năm, làm sao,

Em đếm hết công ơn người thầy…

          Đó là những lời ca tụng mang tính truyền thống của học trò nước ta từ bao đời nay thổ lộ tình cảm và lòng biết ơn đối với thầy cô. Điều này thật ra cũng là điều phải chăng trong một xã hội còn mang tính truyền thống của đạo học, của lễ phép thầy trò.

          Đã từ lâu, ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn XH chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.Xin trích dẫn 1 câu danh ngôn: “Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, thì trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”. Vinh quang to lớn song trách nhiệm cũng hết sức nặng nề đối với mỗi người làm công tác giáo dục.

        Trong không khí vui tươi, cảm động chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020, chúng ta mong sao cho thế hệ thầy cô giáo chúng ta ngày nay và ngày mai, lúc nào cũng làm sáng danh thiên chức Nhà giáo Việt Nam.

        Xin chúc mừng thành tích của nhà trường, của nhà giáo trong năm học qua. Chúc các thầy cô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, chúc các đồng chí giáo viên dồi dào sức khoẻ.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tân Thủy, ngày 10 tháng 11 năm 2020



CBTV: Đào Phi Tân (Giới thiệu)
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Mai Thị Hương Thơm
Mai Thị Hương Thơm
Hiệu trưởng
ĐT: 0825135567
Nguyễn Văn Hiệu
Nguyễn Văn Hiệu
Phó hiệu trưởng
ĐT: 0918848423
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS TÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3959069 - Email: thcstanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com