Tấm
lòng của cha
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để
gió cuốn đi…”
Đó
là những câu đầu tiên trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn. “Tấm lòng” đó là tất cả tình yêu thương mà bố giành cho anh em tôi và đặc
biệt là tôi đứa con giá duy nhất trong gia đình.
Vậy
là đã một năm có lẻ bố rời bỏ Mẹ và anh em tôi để đi về miềm xa thẳm, nhưng tôi
biết ở nơi xa đó bố vẫn dõi theo từng bước chân của anh em tôi. Và cũng một năm
có lẻ đó tôi nhớ thương bố da diết hơn bao giờ hết, cái cảm giác mà tôi chưa
bao giờ thấy xuất hiện ở mình khi bố còn sống.
Khi
tôi 10 tuổi thì bố bắt đầu nghỉ hưu. Bố mang về nhà những phép tắc của quân đội
và thiết lập cho anh em tôi một chế độ học tập- lao động và nghỉ ngơi mới mà cả
ba anh em ai cũng đều ngán ngẩm. Khác với quãng thời gian “thanh bình” trước
đây của ba anh em đó là: 6h30 mới bình minh khi mà mẹ tôi đã làm
xong xuôi hết mọi việc, còn chúng tôi hấp tấp làm vệ sinh cá nhân, lếch thếch
tới trường trong trạng thái vẫn còn ngái ngủ và bao giờ cũng với cái bụng rỗng.
Mỗi
buối sáng bố đều dậy rất sớm và cứ đúng đến 5h là ba anh em tôi lại
được bố dựng dậy để tập thể dục buổi sáng, hít thở không khí trong lành, lao
động dọn vệ sinh xung quanh “tiểu đội gia đình” sau đó bố sẽ kể cho chúng tôi
nghe một câu truyện về các tấm gương tốt trong cuộc sống đồng thời để chúng tôi
nghỉ ngơi một chút trước khi ăn sáng và đến trường. Bố thường nói có như
thế suốt cả ngày hôm đó con người mới khỏe mạnh và làm việc có hiệu quả được.
Những
ngày đầu tiên khi mà cả ba anh em chúng tôi vẫn còn ể oải với sự thay đổi đó,
bố thiết chế quân luật bằng cái đũa cả quấy cám Lợn hàng ngày của mẹ. Dần dần
ba anh em tôi trở thành những chiến sĩ đắc lực của “tiểu đội gia đình” mà bố
tôi là tiểu đội trường còn mẹ là hậu phương vững chắc cho bố con tôi an tâm
chiến đấu. Mỗi buổi sáng khi các chiến sĩ nhí làm việc, mẹ thường nhìn bố con
tôi bằng ánh mắt trìu mến và mỉm cười hạnh phúc. Đó là những tháng ngày mà gia
đình tôi luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.
Anh
em tôi khôn lớn từng ngày qua những bài tập, những câu truyện và lời dạy của
bố. Chúng tôi biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công việc và
người khác hơn. Bố cũng hình thành ở chúng tôi những phẩm chất nhân cách tốt đó
là phải biết yêu thương, kính trọng và giúp đỡ người khác.
Thời
gian trôi đi, chúng tôi khôn lớn thì đó cũng lại là những tháng ngày bố già đi
trông thấy, những vết nhăn bắt đầu xuất hiện trên vầng trán. Những vết nhăn đó
một phần do tuổi tác, một phần do lo lắng cho anh em tôi và một phần do mảnh
đạn còn găm lại trong người của bố và nó luôn hành hạ bố mỗi khi trái gió trở
trời.
Bố
có một thói quen cứ đến 5hchiều sau khi tập thể dục về là bố lại
ngồi hóng gió ngoài bờ ao, chăm chút cây cối và đôi khi là suy tư một vấn đề gì
đó rất đăm chiêu.
Ngày
tôi nhận được giấy báo đại học bố mừng khôn xiết, nhưng đan vào đó là một chút
đượm buồn lo lắng. Còn tôi như con chim đủ lông, đủ cánh chỉ trực chờ giang
cánh bay đi, tôi háo hức chuẩn bị đồ đạc cho ngày lên đường. Ngày tôi đi mẹ
nước mắt ngắn dài nhưng vẫn cố dấu những giọt nước mắt đó để tôi yên tâm học
tập, còn bố vẫn vẻ trầm ngâm dặn dò, động viên và tiếp thêm cho tôi sức mạnh.
Những
ngày đầu tiên xa gia đình tôi nhớ nhà, nhớ bố mẹ da diết, nhớ bát canh cua ngọt
lịm mẹ nấu mỗi buổi trưa đi học về, nhớ những quả cà pháo mẹ muối giòn tan, nhớ
cả dáng ngồi của bố mỗi buổi chiều về và thèm được nghe bố kể chuyện mỗi
ngày…Nhưng dần tôi cũng quen dần với cuộc sống mới và như bao nhiêu những
sinh viên xa nhà khác tôi gia nhập nhanh chóng vào cuộc sống đó, chìm vào trong
các mối quan hệ mới: thầy cô mới, bạn bè mới và rất nhiều thứ mà quê tôi không
có, tôi ít gọi điện về nhà và cũng không còn nhớ bố mẹ nhiều như trước nữa. Nếu
như trước đây ngày nào tôi cũng phải gọi điện về nhà để nghe giọng nói của bố
mẹ cho đỡ nhớ nhà thì giờ có khi cả tuần tôi cũng không thèm gọi.
Miền
Trung mùa này nắng hoa cả mắt, vậy mà chiều nay bỗng dưng trời lại đột ngột đổ
mưa tầm tã như thể đang trong mùa mưa vậy. Tôi thấy thích thú khi nhìn những
hạt mưa trái mùa qua khung cửa sổ và thả hồn miên man theo những hạt mưa, bất
chợt tôi thấy nhớ nhà kinh khủng đã hơn nửa tháng rồi tôi không gọi điện về
nhà, tôi liền cầm điện thoại lên và bấm số gọi về nhà sau hai hồi chuông
là tiếng mẹ tôi vang lên.
- Alô
Không
để mẹ nói thêm tôi cướp lời mẹ luôn.
-
Bố mẹ ở nhà có khỏe không ạ, công việc học của con vẫn tốt, con ở trong này vui
lắm ạ. Lớp con mới tổ chức đi cắm trại 2 ngày về vui kinh khủng nhưng cũng hơi
mệt mẹ ạ con còn mua được bao nhiêu là đồ nữa. Mà bố đâu hả mẹ, mẹ cho con gặp
bố chút.
Giọng
mẹ trầm ngâm.
-
Bố đi viên mấy hôm rồi con ạ. Chú Ức đang ở đó với bố mẹ mới về sáng nay mai mẹ
lại ra với bố.
Tim
tôi như thắt lại trong tôi một cảm giác nghẹt thở như có ai đang bóp chặt trái
tim. Cố gắng lấy lại bình tĩnh tôi hỏi mẹ.
-
Bố đi viện lâu chưa hả mẹ, mà bố bị sao vậy ạ.
-
Bố đi được bốn hôm rồi vẫn là căn bệnh cũ thôi con. Bố dặn mẹ không được cho
con biết để không ảnh hưởng tới việc học của con. Con cứ yêm tâm học hành cho
tốt để bố mẹ yên lòng nha ở nhà đã có mẹ, chú và các anh rồi.
-
Dạ con biết rồi mẹ ạ.
Hai
hàng nước mắt tuôn dài trong ân hận, tôi ghét mình tại sao lại ham chơi, trong
lúc tôi thả sức vui chơi không nghĩ đến bố mẹ thì bố tôi lại đang chống chọi
với những cơn đau xé thịt mà vẫn lo lắng cho tôi. Tôi nhanh tay gấp đại mấy bộ
quần áo đi bắt xe đò về quê. Về đến nhà tôi lặng người khi nhìn thấy bố, mới có
3 tháng tôi không gặp bố mà bố đã già đi trong thấy, gầy hơn rất nhiều và những
nếp nhăn trên trán hằn sâu hơn và bắt đầu từ đó tôi ghét sự vận hành của thời
gian.
Ngày
tôi trở lại trường bố cầm tay tôi động viên tôi yên tâm học tập cho tốt và ước
một điều “Bố chỉ ước đươc sống đến khi con học xong đại học” tôi òa khóc nức nở
trong vòng tay của bố. Bố luôn lo lắng cho tôi, dành tất cả những gì tôt đẹp
nhất cho tôi kể cả cuộc đời mình vậy mà có lúc tôi không biết trân trọng những
gì mà bố đem lại, không biết trân trọng quãng thời gian quí báu ở bên bố. Đến
bây giờ tôi cũng đã hiểu được cái điều mà bố suy tư mỗi buổi chiều là phải cố
gắng để cho tôi được ăn học thành tài.
Không
phụ lòng mong mỏi của bố tôi tốt nghiệp ra trường và trở thành giảng viên của
một trường đại học tuy có hơi xa nhà nhưng đó cũng niềm kiêu hãnh của bố về đứa
con gái là tôi. Tết đầu tiên tôi đi làm và có tiền tôi muốn những tháng lương
đầu tiên sẽ dành tất cả cho gia đình mình, tôi muốn mua cho bố mẹ và các
anh những món quà nho nhỏ, muốn chiêu đãi gia đình những món ăn thật ngon trong
những ngày nghỉ tết ngắn ngủi đó. Đó là những dự định cho kì nghỉ tete sắp tới
Nhưng
niềm vui đó chưa được tày gang thì ông trời lại cướp bố ra khỏi cuộc đời tôi.
Cướp đi của tôi người bố mà suốt cuộc đời chỉ biết nghĩ cho tôi mà tôi chưa một
ngày báo đáp. Tin bố ra đi như sét đánh bên tai giữa đêm khuya cạnh vắng, tôi
như kẻ mộng du và không tin vào sự thật đau lòng đó nhưng đó lại là sự thật mà
tôi phải chấp nhận.Tôi đã mất đi thứ quí giá nhất trong cuộc đời mình đó là
bố.Mẹ nói rằng lúc ra đi bố rất thanh thản, không đau đớn, bố từ từ nhắm mắt
lại như thể bố đã rất buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi, bố đã hoàn toàn yên tâm về
con cái của mình. Nhưng tôi biết có thể bố yên lòng về mọi chuyện trước khi ra
đi nhưng vẫn có một điều bố day dứt trong lòng đó là bố đã không chờ tôi. Bố đã
ở bên tôi và chờ tôi 27 năm trời, chờ tôi kể cả lúc tôi đi chơi với bạn về muộn
vậy mà trong cái giờ phút thiêng liêng, định mệnh này bố lại không thể chờ tôi
được nữa. Tôi không được ở gần bố để nghe bố dặn dò như hồi đi học, cũng không
được cầm tay bố và nhìn mặt bố lần cuối. Tôi đã vĩnh viễn mất đi những giây phút
quí giá đó.
Hơn
bao giờ hết giờ đây tôi mới thấy được rằng những phút giây ta được ở bên người
thân thất ngắn ngủi và ấm áp. Cuộc đời và thời gian là vô hạn, nhưng số phận
con người thì là hữu hạn chúng ta hãy biết trân trọng những phút giây quí giá
bên nhau, trân trọng những điều tốt đẹp mà người thân mang lại.
Tôi
thầm ước rằng nếu có thể đánh đổi một nửa cuộc đời còn lại của mình để có thể
đổi lấy 1 phút giây được ở bên bố lúc bố đi về cõi vĩnh hằng tôi xin tình
nguyện.
Bố
ơi! Con yêu bố rất nhiều, kiếp sau và những kiếp sau nữa con vẫn xin được làm
con của bố
Tân Thủy, tháng 9 năm 2012
Đào Phi Tân